GuidePedia

0
Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng sẽ thực hiện truyền một loại thuốc gây mê qua một ống thông đặt ngay bên ngoài tủy sống. Nếu đặt đúng cách, gây tê ngoài màng cứng giúp bạn loại bỏ hầu hết cơn đau trong quá trình sinh nở.


Trong khi rất nhiều người mẹ chọn phương pháp giảm đau này (khoảng 60%) thì cũng có một số người mẹ không chọn gây tê ngoài màng cứng. Nguyên nhân có thể do tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng:


Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng có thể gồm: đột ngột giảm áp suất máu, những thay đổi trong nhịp tim thai; tăng nguy cơ mổ đẻ khẩn cấp (dù gây tê ngoài màng cứng là cách giảm đau khi sinh thường nhưng một số trường hợp, do quá mệt mỏi và không còn sức “rặn” nên người mẹ buộc phải được mổ đẻ khẩn cấp); trong trường hợp hiếm, gây tê ngoài màng cứng làm tăng nguy cơ tê liệt và tổn thương thần kinh cho mẹ.

Nguyên nhân khác: Do bệnh viện (trạm y tế) địa phương không có phương pháp gây tê ngoài màng cứng cho phụ nữ sinh con. Ở những bệnh viện lớn mới có đủ bác sĩ có chuyên môn tiến hành gây tê ngoài màng cứng trong khi đó ở nhiều bệnh viện nhỏ thì không có phương pháp này.


Do tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng là khó thở nên những người mẹ có bệnh mãn tính đường hô hấp không được khuyên chọn cách này.

Những người mẹ có bất thường ở cột sống như vẹo cột sống (cột sống cong bất thường) khiến việc đặt kim tiêm ngoài màng cứng khó khăn nên cũng không thể chọn cách này.

Một số người mẹ không chọn gây tê ngoài màng cứng bởi họ thích việc sinh con không lệ thuộc vào thuốc giảm đau. Khi đó, người mẹ có thể thở và thư giãn đúng cách để có sức “vượt cạn” thành công. Một số người mẹ thích di chuyển xung quanh để giảm đau khi chuyển dạ hoặc chọn các vị trí sinh khác nhau, như sinh dưới nước chẳng hạn.

Đăng nhận xét

 
Top