GuidePedia

0
Đối với những thai phụ sau các siêu âm, xét nghiệm sàng lọc ban đầu được chẩn đoán thai nhi bất thường nhiễm sắc thể, bác sĩ sẽ chỉ định làm một vài xét nghiệm chuyên sâu như chọc ối có đau không, sinh thiết nhau thai… để đi đến kết luận sau cùng.

Tuy vậy, quyền quyết định thực hiện hay không vẫn thuộc về các thai phụ. Trong phạm vi bài tổng hợp này, yeutre.vn sẽ đề cập đến các vấn đề xoay quanh chuyện chọc ối:

1. Chọc ối là gì?

Tiến hành chọc ối thông qua hình ảnh siêu âm.​

Chọc ối là một thủ thuật y khoa lấy dịch ối của thai nhi để thực hiện các xét nghiệm dựa trên các tế bào của thai nhi hoặc tế bào niêm mạc má có trong dịch ối đã lấy được. Khi tiến hành thủ thuật này, người ta sẽ chọc kim vào khoang ối thông qua hình ảnh siêu âm để lấy khoảng 8ml dịch ối.


2. Chọc ối có để lại hậu quả gì về sau hay không?

chọc ối có nguy hiểm không là một thủ thuật mang tính chất xâm lấn nên nguy cơ gặp phải như sẩy thai, sinh non, rỉ ối, nhiễm trùng… đều có khả năng xảy ra.​

Do chọc ối là một thủ thuật mang tính chất xâm lấn nên nguy cơ gặp phải như sẩy thai, sinh non, rỉ ối, nhiễm trùng… đều có khả năng xảy ra. Trung bình cứ khoảng 1.000 người được chọc ối thì có khoảng 1 – 2 người gặp các vấn đề nghiêm trọng này. Do đó, trước khi quyết định tiến hành, cần có sự suy xét và bàn bạc kỹ lưỡng.

3. Thời điểm nào thích hợp để thực hiện việc chọc ối?

Khi có nghi ngờ về khả năng rối loạn nhiễm sắc thể thông qua tuổi mẹ và các siêu âm, xét nghiệm sàng lọc ban đầu, các thai phụ sẽ được chỉ định chọc ối để kết luận chính xác hơn đến 99% khả năng mắc phải. Thông thường, việc này được thực hiện trong khoảng tuần 15 đến tuần 17.

Đăng nhận xét

 
Top