GuidePedia

0
Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis là căn bệnh hiếm gặp và chỉ xảy ra đối với bà bầu. Trung bình cứ 1000 người mang thai sẽ có 1 người mắc phải.


Ngứa khi mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ là tình trạng phổ biến nên nhiều mẹ bầu lơ là, thậm chí không quan tâm. Tuy nhiên, nếu gặp các cơn ngứa ngáy bất thường, dữ dội và xảy ra liên tục ở bàn tay, bàn chân hay các bộ phận khác, bầu nên đặc biệt lưu ý, bởi đây có thể là triệu chứng của ứ mật thai kỳ. Mẹ bầu cần đến bác sĩ khám ngay tránh để lại hậu quả đáng tiếc.


Ngứa dữ dội là một trong những biểu hiện bệnh ứ mật thai kỳ

1/ Bệnh ứ mật thai kỳ là gì?

Mật là một chất lỏng được sản xuất trong gan giúp hệ tiêu hóa phân hủy chất béo. Tuy nhiên, do sự gia tăng các hoóc-môn trong thai kỳ có thể làm chậm dòng chảy bình thường của mật ra khỏi gan, dẫn đến tình trạng ứ mật trong gan. Cuối cùng, sự tích tụ của mật trong gan làm cho axit mật tràn vào máu. Axit mật lắng đọng trong các mô dưới da làm mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy. Đây cũng là biểu hiện đầu tiên của bệnh ứ mật thai kỳ.


2/ Triệu chứng của bệnh ứ mật thai kỳ

– Mẹ bầu luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt ngứa trở nên trầm trọng hơn trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc lúc sắp sinh. Ngứa dữ dội hơn ở các phần như lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể ảnh hưởng đến toàn thân.

– Do axit mật được thải ra nên mẹ bầu sẽ thấy nước tiểu có màu sẫm hơn so với lúc bình thường.

– Ứ mật làm cho các chất béo không tiêu hóa và được bài tiết ra ngoài trong phân khiến cho phân có màu nhạt. Hiện tượng này còn được gọi là phân mỡ.

Đăng nhận xét

 
Top